Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nóng: Ông Putin ra lệnh tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Bắt tàu cá xin phép vào Biển Đông: Trung Quốc có khả năng thực hiện?
Những quy định đánh bắt mới của Trung Quốc trên Biển Đông đã phản ánh tham vọng không ngừng nghỉ nhằm áp đặt chủ quyền trên biển của nước này theo cách bất chấp Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).

 



 Đó là nhận định của học giả Taylor Fravel, trên tạp chí The Diplomat, tạp chí chuyên về châu Á-Thái Bình Dương được đăng tả vào ngày hôm nay 10/1. Taylor Fravel là Phó giáo sư về Khoa học chính trị, thành viên của Chương trình nghiên cứu an ninh của Viện công nghệ Massachusetts, Mỹ. Dân Trí xin được trích đăng.


 

Chính quyền tỉnh Hải Nam đã trở thành một “tay chơi” ngày một nổi bật và tích cực trong tranh chấp Biển Đông. Tháng 11/2012, Hội đồng nhân dân Hải Nam cũng đã ra những quy định mới về an ninh biên giới biển làm dấy lên lo ngại về tự do hàng hải trên Biển Đông.

 

Tháng 11/2013, cũng cùng cơ quan này đưa ra “những biện pháp” hay quy định của tỉnh này nhằm thực thi luật đánh bắt của Trung Quốc năm 2004. Những quy định mới, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, đang dấy lên một loạt nghi vấn về nỗ lực thực thi pháp luật trên tất cả các hoạt động đánh bắt của Trung Quốc ở trên Biển Đông.

 

Những lo ngại hiện nay tập trung ở Điều 35 của Luật đánh bắt mới của Hải Nam. Điều khoản này tuyên bố “người nước ngoài hoặc tàu đánh cá nước ngoài tiến vào các vùng biển do Hải Nam quản lý và tham gia khai thác hoặc khảo sát đánh bắt phải nhận được sự phê chuẩn của các cơ quan liên quan của Quốc vụ viện” (chính phủ Trung Quốc).

 

Thông tin báo chí thông báo quy định mới xác định “các vùng biển do Hải Nam quản lý” bao trùm 2.000.000 km2, tức 2/3 Biển Đông. Nếu được áp dụng, các biện pháp này chính là nỗ lực kiểm soát đánh bắt ở trên toàn bộ khu vực theo cách rõ ràng là trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).

 

Đánh giá khả năng áp dụng những biện pháp trên ở Biển Đông, tác giả cho rằng có rất nhiều điểm đáng phải xem xét. Nhưng tất cả đều cho thấy, những biện pháp mới phản ánh một phần của tham vọng không ngừng nghỉ của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền lên Biển Đông. Tuy nhiên, tác giả cho rằng chắc chắn trong thời gian ngắn hoặc trung hạn Trung Quốc sẽ không duy trì liên tục được nỗ lực kiểm soát đánh bắt trong một vùng biển rộng lớn đến như vậy.

 

Đầu tiên, các biện pháp mới không hề có bất kỳ từ ngữ mới nào liên quan đến các tàu cá nước ngoài trong vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Thực tế, quy định của Hải Nam chỉ là nhắc lại hầu hết từ ngữ ở Khoản 2 Điều 8 trong Luật ngư nghiệp Trung Quốc năm 2004, theo đó tuyên bố các tàu cá nước ngoài hoạt động trong các vùng biển do Trung Quốc quản lý phải nhận được sự phê chuẩn từ các ban ngành tương ứng trong chính phủ.  Điều đó có nghĩa là quy định mới của Hải Nam phê chuẩn áp dụng luật quốc gia Trung Quốc năm 2004 đối với vùng biển Hải Nam được cho là quản lý (vùng biển đã được bao phủ theo luật 2004). 

 

Ngoài ra, quy định vào cuối năm 2013 không phải là lần đầu tiên Hải Nam tìm cách ra quy định đối với các hoạt động của tàu cá nước ngoài trong vùng biển mà tỉnh này cho rằng được giao trọng trách quản lý. Trong những lần công bố áp dụng các biện pháp theo luật nghề cá quốc gia của Trung Quốc năm 1993 và 1998, cơ quan lập pháp của Hải Nam cũng yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải nhận được sự cho phép của họ mới được hoạt động trong vùng biển tỉnh này cho rằng thuộc quyền quản lý của mình.

 

Trong khi đó, ngoài Điều 35, 40 điều luật khác ở trong các quy định mới được công bố này thảo luận đến những vấn đề đánh bắt cụ thể chứ không phải là kiểm soát vùng biển này. Nhiều chủ đề khác nhau được đề cập đến như ngư nghiệp, phương thức đánh bắt, bảo vệ hải sản đánh bắt được… Một quy định đưa ra chiều dài tối thiểu cho các loài cá được đánh bắt (ví dụ 18cm đối với tôm hùm). Hay nói cách khác một phần mục đích của việc áp dụng các biện pháp này có vẻ như là củng cố kiểm soát đánh bắt của Hải Nam đối với nghề đánh bắt, bên cạnh củng cố thêm tuyên bố của Trung Quốc về quyền đánh bắt ở Biển Đông.

 

Cuối cùng các biện pháp ứng dụng của Hải Nam không nêu xem tỉnh này định quản lý sự hiện diện của các tàu cá nước ngoài như thế nào. Ngoài tuyên bố tàu cá nước ngoài phải được sự đồng ý của chính phủ Trung Quốc để hoạt động, không có biện pháp nào về cách thức tỉnh này thực hiện được nhắc đến: như cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm, luật nào sẽ được sử dụng. Dựa vào độ lớn của vùng biển mà Hải Nam tuyên bố cai quản thì việc áp dụng các biện pháp mới là một sứ mệnh tác chiến dễ làm người ta nản chí, đặc biệt là khi Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc mới thành lập được giao nhiều sứ mệnh khác nhau.

 

Theo tác giả, bất kỳ nỗ lực nào nhằm áp dụng những quy định mới cũng phải được cân nhắc với mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia giáp Biển Đông. Năm 2009, Trung Quốc đã thực thi kiểm soát một cách hiếu chiến các tàu cá nước ngoài quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cụ thể, Trung Quốc đã bắt giữ 33 tàu cá Việt Nam cùng với 433 ngư dân Việt Nam. Những hành động hiếu chiến của Trung Quốc đã làm mối quan hệ với Việt Nam xấu đi, nhưng đã được cải thiện đáng kể sau năm 2011. Các vụ đụng độ giữa tàu chính phủ Trung Quốc và tàu cá Việt Nam đã giảm đáng kể (mặc dù vẫn xảy ra một số vụ) và 2 bên đã lập một đường dây nóng nhằm đối phó với những vấn đề đánh bắt.

 

Nhìn về phía trước, việc đề cập đến các tàu cá nước ngoài trong các quy định đánh bắt mới của Hải Nam phản ánh tham vọng không ngừng nghỉ nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và làm như vậy là đi ngược lại với UNCLOS. Tuy nhiên, câu hỏi chính được đặt ra là liệu Trung Quốc có khả năng, hoặc thậm chí có sẵn sàng, áp dụng luật mới một cách quyết liệt và hiếu chiến trên khắp các vùng biển này?
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nóng: Ông Putin ra lệnh tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật (06-05-2024)
    Những điểm nhấn chính trong cuộc gặp ba bên EU, Pháp, Trung Quốc (06-05-2024)
    Giao tranh tiếp tục leo thang giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại Liban (06-05-2024)
    2 ông lớn NATO căng thẳng trong bối cảnh xung đột Ukraine (06-05-2024)
    Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (04-05-2024)
    Tổng thống Ukraine Zelensky nói xung đột với Nga đang bước vào giai đoạn mới (04-05-2024)
    Anh lên tiếng về việc điều binh sĩ NATO tới Ukraine (04-05-2024)
    Ukraine tăng cường đánh phá Nga bằng khí cầu để làm cạn kiệt tên lửa (04-05-2024)
    Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng (03-05-2024)
    Phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine, Nga phản ứng mạnh (03-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu (03-05-2024)
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Dày đặc tin đồn sắp đảo chính quân sự ở Thái Lan (09-01-2014)
    Giải mã "ngón đòn" của Nga nhằm suy yếu Trung - Mỹ (09-01-2014)
    Bắc Kinh lôi kéo Liên Hiệp Quốc sát phạt Thủ tướng Nhật (09-01-2014)
    Bangkok căng người chuẩn bị “ngày đóng cửa” (09-01-2014)
    Tiền Trung Quốc không mua được lòng người Myanmar (08-01-2014)
    3 thách thức với ông Tập Cận Bình trong năm 2014 (08-01-2014)
    Tổng quan về chiến lược biển - đảo Nhật Bản (Kỳ 1) (08-01-2014)
    Nhật Bản sẽ quốc hữu hóa 280 đảo? (07-01-2014)
    Snowden còn giữ 'hàng núi' bí mật về Mỹ - Israel (07-01-2014)
    Triều Tiên ‘nổi điên’ với Trung Quốc? (07-01-2014)
    Triều Tiên lo sợ bị "Trung Quốc hóa" (07-01-2014)
    Ba người nắm giữ chìa khóa Đông Á (05-01-2014)
    Trung-Nhật châm ngòi cho thế chiến III? (05-01-2014)
    Sinh nhật Kim Jong-un: Cây quyền trượng và trò giải trí (05-01-2014)
    Thái Lan: Giờ thì đảo chính để làm gì? (05-01-2014)
    "Quân đội Anh có thể đánh bại Trung Quốc" (04-01-2014)
    Al-Qaeda thành lập nhà nước Hồi giáo đầu tiên ở Iraq (04-01-2014)
    Mỹ giục Nhật Bản “làm lành” Trung Quốc, Hàn Quốc (04-01-2014)
    Năm 2014 sẽ là năm thành công nhất của Tổng thống Mỹ? (04-01-2014)
    Khi Trung – Nhật ghét nhau ra mặt (04-01-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152905148.